Cho dù thói quen chăm sóc da đơn giản hay phức tạp, một sản phẩm không bao giờ được bỏ qua: kem chống nắng. Nó như “chiếc áo giáp sắt”, bất chấp với tia cực tím gây hại, bảo vệ làn da rạng rỡ, tươi trẻ. Tia UV – đến từ ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da và các dấu hiệu lão hoá. Kem chống nắng hoạt động bằng cách kết hợp các hoạt chất hoá học hay vật lý, bảo vệ da chống lại tia UV. Và không phải tất cả các loại kem chống nắng đều được tạo ra như nhau. Tồn tại một số thành phần khá đáng sợ ẩn trong tuýp kem chống nắng của bạn. Ở bài viết dưới, IMAGE Skincare cùng bạn khám phá thành phần kem chống nắng cần có và cần tránh!
Xem thêm:
- Top 3 kem chống nắng cho da treatment tốt nhất hiện nay
- Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học
Phân loại các dạng kem chống nắng
Không hề phóng đại, kem chống nắng là “công cụ” bảo vệ da trước các tia UVA, UVB. Nhờ đó, làn da hạn chế đối mặt với các tình trạng lão hoá sớm như sạm nám, tàn nhang, đồi mồi hay đường nhăn, vết chân chim. Hơn hết, kem chống nắng loại bỏ nguy cơ bỏng nắng, cháy nắng, thậm chí ung thư da. Ngoài ra, một số kem chống nắng tích hợp khả năng dưỡng ẩm, nâng tone.
Dựa trên cơ chế tác động, kem chống nắng được chia 2 loại phổ biến:
- Kem chống nắng vật lý: Hoạt động như một lá chắn làm chệch hướng và phân tán tia UV ra khỏi cơ thể.
- Kem chống nắng hoá học: Hấp thụ trực tiếp tia UV, biến nó thành nhiệt hoặc bước sóng năng lượng thấp, đào thải nó ra khỏi cơ thể.
Thành phần chống nắng “chủ chốt” của kem chống nắng?
Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng là điều bắt buộc. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bất chấp tiếp xúc với chất độc hại, gây nguy hiểm tới sức khoẻ. Tất cả các loại kem chống nắng được FDA phê chuẩn đều chứa các chất ngăn chặn vật lý hoặc hoá học, đôi khi kết hợp cả hai.
Các thành phần chống nắng vật lý, hay kem chống nắng khoáng chất, bao gồm:
- Titan dioxide: Cội nguồn là titanium, màu trắng và sở hữu độ tương phản cao. Được ưu ái gọi là “siêu hoạt chất”, nó bảo vệ da tuyệt đối khỏi bức xạ UVA, UVB. Đặc biệt, không tắc nghẽn lỗ chân lông, nói không với viêm nhiễm, nổi mụn.
- Zinc oxide: Vật liệu phản chiếu tự nhiên, chống lại hai tia UVA, UVB ở bước sóng ngắn và dài. Nó tạo lớp màn chắn ngăn chặn mọi nhân tố xấu tiếp xúc với làn da. Hơn nữa, đặc tính kháng khuẩn, chữa lành vết thương, hiếm khi gây kích ứng trên da.
Nếu kem chống nắng chứa bộ lọc hoá học, các hoạt chất có thể cân nhắc như:
- Avobenzone: Hoà tan trong dầu, hấp thụ hoàn hảo các bước sóng khác nhau của tia UV. Là một trong những thành phần tốt nhất bảo vệ da chống lại tia UVA – tia gây ra sự phân huỷ collagen và lão hoá sớm.
- Octocrylene: Góp mặt khá nhiều ở các sản phẩm kem chống nắng, hấp thụ tia UVB và tia UVA ngắn. Được FDA chấp thuận với nồng độ lên đến 10%, ngăn chặn ung thư da cực tốt.
- Homosalate: Đặc tính hấp thụ tia UV sóng ngắn, chuyển hóa thành nhiệt, hạn chế tổn thương DNA đến các tế bào da. Đồng thời, hấp thụ ánh nắng mặt trời trên bề mặt da để không gây hại cho lớp da bên dưới.
- Octisalate: Hấp thụ hiệu quả bức xạ UVB, bảo vệ hiệu quả elastin, collagen và DNA khỏi tác hại tia cực tím. Nó ngăn chặn melanin sản sinh, từ đó giảm nguy cơ sạm, nám, lão hoá da.
Thành độc hại cần “tránh xa” trong kem chống nắng?
Hướng tới mục tiêu ngăn chặn tia tử ngoại (UV), kem chống nắng ứng dụng các hoá chất hấp thụ tốt tia cực tím. Mặc dù, nó ngăn chặn làn da khỏi nguy cơ cháy, rát hay không bị lão hoá sớm dưới tác động mạnh mẽ từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, rất nhiều hoá chất từ kem chống nắng liên quan mật thiết đến nguy cơ ung thư da. Các thành phần có hại trong kem chống nắng cần hạn chế như:
- Paraben: Một số kem chống nắng hoá học chứa Paraben, nó được sử dụng với mục đích kháng khuẩn, kháng nấm. Tuy nhiên, nó gây ra ra một số vấn đề da như kích ứng, nổi đỏ, mẩn ngứa.
- Phthalates: Mặc dù ảnh hưởng của Phthalates chưa được nghiên cứu rộng rãi, tuy nhiên nó được xem là một hoạt chất gây rối loạn nội tiết tố (EDC). Phthalates tác động đến một số vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
- Retinyl Palmitate (là este của Acid Palmitic và Retinol): Một khi kết hợp với các hoạt chất khác, đặc biệt là thành phần trong kem chống nắng, Retinyl Palmitate gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, nhất là da nhạy cảm.
- Cồn Alcohol: Hoạt chất gây khô da, kem chống nắng chứa cồn gây ra các kích ứng, thúc đẩy nhanh chóng quá trình lão hoá.
Xem thêm:
- Tất tần tật thông tin về kem chống nắng IMAGE 2023
- Da treatment là gì? Kem chống nắng cho da treatment tốt nhất hiện nay
Kết luận
Kem chống nắng là “vật bất ly thân”, bảo vệ da dưới mọi nhân tố gây hại từ tia cực tím (UV) phát ra từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, không phải thành phần kem chống nắng nào cũng có lợi cho da. Ở bài viết trên, IMAGE Skincare đã chỉ ra các thành phần kem chống nắng cần có và cần tránh. Hy vọng nó sẽ hỗ trợ bạn tránh khỏi các rủi ro trong việc chọn lựa kem chống nắng!