Da bị nhiễm corticoid là tình trạng nghiêm trọng khi da đang gánh chịu những tổn thương và sư mài mòn, viêm nhiễm do tích tụ các chất độc corticoid trong một khoảng thời gian dài. Người ta tin rằng khi sử dụng sản phẩm có chứa corticoid sẽ giúp làn da thêm trắng mịn, loại bỏ những lớp tàn nhang, tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc làm dụng những sản phẩm có chứa hàm lượng corticoid chính là nguyên nhân da bị nhiễm corticoid nghiêm trọng.
Da bị nhiễm Corticoid được hiểu là gì?
Một tình trạng tổn thương da do tích tụ độc tố corticoid từ các chế phẩm bôi ngoài da chứa chất này, thường dẫn đến sự lệ thuộc corticoid khi sử dụng trong thời gian dài. Corticoid được Bộ Y tế xếp vào nhóm “Thuốc độc bảng B” – Bảng B: gồm những thuốc tuy không độc bằng loại A, nhưng có thể gây tai nạn ngộ độc, thuộc nhóm thuốc nguy hiểm. Mức độ tổn thương da do corticoid phụ thuộc vào liều, thời gian và cơ địa mỗi người. Nếu nhiễm corticoid ở cấp độ nhẹ, tổn thương da thường không quá nghiêm trọng, có khả năng phục hồi nếu chăm sóc đúng cách và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên ở những giai đoạn nặng, tế bào và cấu trúc da bị phá hủy, tổn thương sâu hoặc thậm chí không có khả năng phục hồi hồi trở lại như ban đầu.
Corticoid tuy giúp thuyên giảm tình trạng viêm sưng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu nhưng luôn tiềm tàng nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Đây thực sự là “con dao hai lưỡi”, do vậy việc sử dụng luôn phải được kiểm soát chặt chẽ.
Nguyên nhân da bị nhiễm corticoid
- Lạm dụng corticoid để điều trị trong thời gian dài là một trong số nguyên nhân da bị nhiễm corticoid.
- Tự ý mua và sử dụng các loại thuốc chứa corticoid không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng một số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng, có chứa thành phần corticoid núp bóng trong các loại kem trộn, kem trắng da cấp tốc, trị mụn, mỹ phẩm đa công năng.
Một số dấu hiệu điển hình khi da nhiễm corticoid
Dấu hiệu da bị nhiễm corticoid tương đối đa dạng, bao gồm:
- Da khô, sần sùi, bong tróc: sự bất thường của keratin ở biểu mô, đồng thời kìm hãm sự tổng hợp collagen ở hạ bì, lượng hyaluronic acid giảm khiến da bị khô, bong vảy trắng và trở nên nhăn nheo, thậm chí teo da.
- Da đen sạm, mỏng dần: khi corticoid tiếp xúc với da trong thời gian dài làm cho lượng protein bị suy thoái. Lâu dần làn da ngày càng bị bào mòn, rối loạn sắc tố và trở nên đen sạm
- Da đỏ và giãn mạch máu: corticoid kích thích tiết nitric oxide, điều này khiến các mao mạch máu nông ở ngay dưới bề mặt da giãn khiến da đỏ ửng. Khi tình trạng giãn mạch xảy ra liên tục, tính đàn hồi của mao mạch bị yếu đi, không thể co lại theo kích thước ban đầu.
- Da tăng tiết nhờn, nổi mụn nhiều: da hoạt động “quá tải”khi lạm dụng corticoid dẫn đến quá trình tiết bã tăng mất kiểm soát, gây thoái hóa biểu mô, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và hình thành mụn dày đặc.
- Da bỏng rát, phồng rộp: đây là dạng nhiễm độc corticoid nặng nhất và tế bào da bị phá hủy sâu, đặc biệt trên cơ địa da dị ứng bẩm sinh thường kéo dài và dai dẳng. Tình trạng mụn nước phồng rộp, nóng rát, đau đớn, sần sùi, đỏ da và đóng vảy thâm sạm, kèm tiết dịch vàng cũng có thể xảy ra, bám vảy và rất khó điều trị.
Phương hướng điều trị da bị nhiễm corticoid
Việc điều trị da bị nhiễm corticoid khá phức tạp, tùy vào mức độ tổn thương của da, khả năng đáp ứng và sự tuân thủ trong cả quá trình tiếp nhận điều trị sẽ quyết định đến kết quả và thời gian hồi phục của da.
Cai nghiện corticoid, giảm tần suất rồi ngừng hẳn
Khác với các hoạt chất khác, một lưu ý tối quan trọng đối với corticoid là không dừng sử dụng đột ngột. Khi làn da đang quen được chăm sóc bởi các sản phẩm chứa corticoid, việc ngưng đột ngột sản có thể khiến da phản ứng lại bằng các cơn bùng phát mụn dữ dội. Do đó cần ngưng từ từ để cắt được “cơn nghiện” cho da
Rửa mặt dịu nhẹ
“Dịu nhẹ” hàm ý cả thao tác rửa mặt và thành phần sản phẩm, nhằm hạn chế các thương tổn mới. Da trong giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm và yếu nên cần vỗ về, nhẹ nhàng hết sức. Lựa chọn loại sữa rửa mặt không chứa chất hoạt động bề mặt/tẩy rửa mạnh, không hương liệu, không scrub (hạt tẩy tế bào chết).
Dưỡng ẩm, phục hồi
Làn da bị nhiễm corticoid rất nhạy cảm, khô, bong tróc vảy, nóng rát,…Hàng rào da đang tổn thương nên rất khó tiếp nhận tất cả hoạt chất. Điều da cần lúc này là những thành phần nhẹ dịu cần thiết, yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên trên da để khôi phục lại cấu trúc da ban đầu. Những thành phần mang chức năng phục hồi phổ biến như hyaluronic acid, niacinamide, ceramide, panthenol,…
Ngoài ra, không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa chất bảo quản gây hại như paraben, hương liệu tổng hợp, cồn khô. Bởi chúng có thể khiến làn da chịu thêm nhiều tổn thương mới trong khi vết thương cũ chưa kịp lành lặn.
Ngưng sản phẩm đặc trị
Da nhiễm corticoid đang trong tình trạng suy yếu, rất khó tiếp nhận những hoạt chất mang tính điều trị, thậm chí khả năng cao phản ứng dội ngược với chúng khiến da càng trở nên bất ổn. Do vậy, nên ngưng sử dụng mọi sản phẩm đặc trị như trắng da, trị mụn, chống lão hóa kể cả khi không chứa corticoid. Giai đoạn này chỉ chú trọng vào quá trình phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương.
Bảo vệ da
Dù làn da bình thường, khỏe mạnh cũng cần được bảo vệ. Da nhiễm corticoid lại càng cần che chắn kĩ lưỡng và toàn diện hơn vì một khi bỏ qua bước này thì khả năng tổn thương lớn và kéo dài thời gian lành thương. Nên sử dụng loại kem chống nắng có màng lọc tốt, phổ rộng và thành phần không gây kích ứng/ bít tắc để phục hồi da nhiễm corticoid một cách tốt nhất.
Nâng cao
Song song với dưỡng ẩm, hồi phục thì cũng cần tăng cường bảo vệ. Khi da dần ổn định trở lại, đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng da chưa thực sự khỏe hẳn, thì việc kết hợp thêm chất chống oxy hóa sẽ giúp quá trình lành thương được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Nhưng không phải chất chống oxy hóa nào cũng phù hợp cho da, chẳng hạn như vitamin C dạng acid lại không ưu thế trong trường hợp này vì dù hiệu lực mạnh nhưng đi kèm với tính kích ứng cao. Trong khi dẫn xuất vitamin C như tetrahexyldecyl ascorbate (THDC) được cân nhắc lựa chọn do khắc phục được nhược điểm của dạng acid nói trên.
Tinh chất trắng sáng và tái tạo da – Image MD Restoring Power-C Serum
Gợi ý chống oxy hóa sau hồi phục cho da bị nhiễm corticoid:
MD Restoring Power-C Serum – sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu Image Skincare chứa dẫn xuất vitamin C – tetrahexyldecyl ascorbate (THDC) được cải tiến về tính thấm không gây bít tắc cơ học và độ pH (5.5-6.5) phù hợp với sinh lý da để hạn chế biểu hiện kích ứng. Bộ đôi hyaluronic acid cùng lactobacillus – chủng vi khuẩn có lợi đóng vai trò thiết yếu trong việc khôi phục lại sự cân bằng và nâng cao đề kháng của da. Đồng thời, tổ hợp vitamin C, ferulic acid và vitamin E có trong sản phẩm giúp tăng cường khả năng bảo vệ da lên đến 8 lần, hình thành màng chắn che chở da toàn diện đặc biệt khi kết hợp với kem chống nắng.
Da nhiễm corticoid là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên luôn cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu như không may mắc phải, để tránh những biến chứng nguy hại đến làn da và sức khỏe. Nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da hiệu quả, an toàn đến từ thương hiệu uy tín trên thị trường.