Peel da là một trong những liệu pháp được ưa chuộng trong giới làm đẹp. Nổi lên như một hiện tượng phục hồi, điều trị da chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Nhưng đối với da khô có nên peel không vẫn là một câu hỏi khó. Khi da khô được đánh giá là loại da khó chăm sóc. Để giải đáp được vấn đề này hãy cùng Image tìm ra đâu là câu trả lời chính xác.
Xem thêm:
Peel da là gì?
Peel da hay còn gọi là chemical peel, thay da sinh học. Đây là biện pháp dùng những hoạt chất có tính điều trị, tái tạo để sửa chữa những tổn thương và cải thiện sức khỏe da. Sử dụng những hoạt chất thường là những loại acid có nguồn gốc từ tự nhiên. Nhằm loại bỏ lớp dày sừng, tế bào chết, vi khuẩn sâu dưới lỗ chân lông, tái tạo tế bào mới mà không làm mất cân bằng hệ sinh thái hay làm mỏng da. Peel da được phân thành 3 cấp độ:
Level 1 – peel nông
Tác động vào tầng biểu bì của da để loại bỏ lớp tế bào chết giúp kích thích tế bào da mới. Peel nông thực hiện được tại nhà với các trường hợp như da nhờn mụn, lão hoá, nám, sạm, khô mức độ nhẹ. Sau khi peel có thể cảm giác nóng, khô, rát nhẹ, ửng đỏ, bong tróc nhẹ.
Level 2 – peel trung bình
Tác động sâu đến tận tầng trung bì nông với khả năng tái tạo tế bào mới. Từ cấp độ này cần được thực hiện trong các liệu trình tại các cơ sở thẩm mỹ. Thực hiện được tương tự các tình trạng da ở level 1 nhưng cải thiện được những trường hợp da nặng hơn.
Level 3 – peel sâu
Được áp dụng cho những liệu trình điều trị da chuyên sâu tại nhiều spa, bệnh viện thẩm mỹ. Cấp độ cao nhất trong chỉnh sửa cấu trúc da và khắc phục những tình trạng da hư tổn nặng đồng thời kích thích tăng sinh collagen, elastin. Cần thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn để tránh gây biến chứng không mong muốn.
Da khô có nên peel không?
Ở một khía cạnh khác, để đáp ứng cho vấn đề da khô có nên peel không có thể sử dụng thành phần chính là Enzyme ở cấp độ peel rất nông. Hoạt chất chỉ tác dụng nhẹ nhàng trên bề mặt để nhằm tái tạo da mới. Nếu muốn tham khảo dòng peel dành riêng cho da khô có thể tham khảo dòng The Signature Facelift. Một sản phẩm được tinh chế từ hỗn hợp vitamin C, Hydroxy Acids và Enzyme. Thành phần an toàn được chiết xuất từ rau má và hỗn hợp enzyme từ trái cây.
Được bổ sung thêm Hyaluronic Acid sẽ hạn chế được tình trạng bong tróc. Phù hợp cho các nền da khô, mất nước, bị đỏ, giãn mạch, mất nước, xỉn màu. Tổ hợp thành phần giúp loại bỏ lớp da chết nhẹ nhàng trên bề mặt. Tăng cường thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào mới chỉ sau 1 lần sử dụng. Da dần được hồi phục lấy lại độ ẩm tự nhiên, mềm mại, ẩm mượt và sáng khỏe hơn. Sản phẩm còn được sử dụng trong bước chuẩn bị trước liệu trình peel da bằng acid.
Trường hợp không nên peel da
Da khô có nên peel không thì câu trả lời là có, nhưng sẽ cần lưu ý chống chỉ định với những trường hợp sau đây:
- Đã sử dụng Isotretinoin (Accutane) từ 6 đến 12 tháng
- Sử dụng các loại Retin A, Renova, Azelex, Tazorac, Differin trong 7 ngày trước peel
- Đang sử dụng Hydrocortisone
- Dị ứng với bất kỳ thành phần peel
- Dị ứng Aspirin (Salicylic Acid)
- Đang điều trị da với bác sĩ
- Bệnh tự miễn
- Cháy nắng
- Đang phát ban trên mặt
- Bệnh nhiễm trùng do virus Herpes
- Có vết thương hở trên mặt
- Phẫu thuật
Lưu ý khi peel da
Bên cạnh những ưu điểm lớn của peel có thể cải thiện trên da thì vẫn có một số ít trường hợp gặp phải những tình trạng kích ứng do sử dụng không đúng cách. Cần cân nhắc những điểm sau để để quá trình thay da hiệu quả và hạn chế làm tổn thương da:
- Xác định tình trạng hiện tại có phù hợp để da khô có nên peel không
- Tìm hiểu kỹ bảng thành phần và chắc chắn cơ thể không dị ứng với bất kỳ tinh chất nào
- Lựa chọn nồng độ peel phù hợp
- Thực hiện chế độ chăm sóc sau peel đúng và đủ tạo điều kiện để da phục hồi nhanh
Những lưu ý trên sẽ đem đến kết quả cải thiện tốt nhất. Đồng thời giúp bạn tránh xa những biến chứng sau peel như đỏ rát, để lại sẹo, nhiễm trùng hoặc bong tróc kéo dài.
Cách chăm sóc sau peel
Chăm sóc da sau peel sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả thực hiện. Để đạt hiệu ứng hoàn hảo nhất trong 1 – 3 ngày đầu bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Kem chống nắng là sản phẩm bắt buộc để tạo màn chắn bảo vệ da khỏi tia UV khi da đang trong giai đoạn yếu ớt. Ưu tiên những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính trên da. Đều đặn bổ sung dưỡng ẩm để da được phục hồi nhanh hơn. Những thành phần có công dụng phục hồi có thể sử dụng như Vitamin B5 (Panthenol), Vitamin B3 (Niacinamide), Ceramide, Glycerin, Amino Acid,… Nếu vẫn chưa tự tin về da khô có nên peel không thì bạn nên tham vấn trước ý kiến từ bác sĩ.
Xem thêm:
- Các Bước Dưỡng Da Treatment Khoa Học Nên Áp Dụng
- Peel Da Sinh Học Có Tốt Không? Ai Nên Peel Da Sinh Học
Lời kết
Hãy nắm rõ những kiến thức trước khi quyết định da khô có nên peel không để có biện pháp thực hiện chuẩn khoa học. Tuy được đánh giá là biện pháp thẩm mỹ an toàn và có thể thực hiện tại nhà nhưng nó vẫn tiềm tàng những rủi ro nếu không làm đúng cách. Tham khảo những dòng peel của IMAGE Skincare Việt Nam là một trong những tiền đề đảm bảo về độ an toàn và tác dụng tuyệt vời sau khi hoàn thành thay da.
Câu hỏi thường gặp
Peel da khác với lột da thế nào?
Da và hệ vi sinh có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Về cơ bản lột da đúng như tên gọi sẽ dùng những hoạt chất mạnh để loại bỏ sừng trên da. Tuy nhiên những thành phần này có tính ăn mòn cao, không an toàn và có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trên bề mặt ví như thuốc rượu. Còn peel da sẽ tác động nhẹ nhàng hơn bằng những tinh chất được nghiên cứu. Hỗn hợp phát huy đúng công dụng, điều trị đúng nhu cầu và không gây mỏng da quá mức. Nên da khô có nên peel không thì được khuyến cáo là có còn lột da thì không.
Ai không nên peel da?
Peel da là liệu trình không xâm lấn, khá an toàn và giải quyết nhanh những khuyết điểm da. Phương pháp có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng. Nhưng vẫn có một số trường hợp không nên thực hiện như phụ nữ có thai, đang có con bú. Người có tiền sử bệnh lý về da, đang nổi mụn viêm sưng hay vết thương hở. Riêng đối với da khô có nên peel không cần cân nhắc thêm tình trạng da hiện tại. Nếu nền da đang quá yếu, dễ kích ứng thì cần có sự tư vấn, thực hiện và giám sát từ bác sĩ.