Da nhạy cảm được đánh giá là nền dễ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Sở hữu loại da này đã là một thiệt thòi khi phải chú ý rất kỹ trong công cuộc chăm sóc, bảo dưỡng nếu không rất dễ bị kích ứng và làm da ngày càng tồi tệ. Hãy cùng IMAGE skincare tìm hiểu rõ hơn về tình trạng da cũng như có hướng cải thiện để khỏe mạnh hơn. 

Xem thêm:

Da nhạy cảm là da gì?

Da nhạy cảm là tình trạng da dễ bị kích ứng thể hiện qua những biểu hiện như sần, đỏ, bong tróc, nứt nẻ, châm chích hay những nếp nhăn xuất hiện sớm. Được chia thành 4 loại như sau:

Sức khỏe da yếu dễ tạo điều kiện cho nhiều vấn đề da phát sinh

Sức khỏe da yếu dễ tạo điều kiện cho nhiều vấn đề da phát sinh

  1. Nhạy cảm bẩm sinh: người sở hữu loại da này do yếu tố di truyền. Thường đi kèm theo các loại bệnh da liễu như viêm da cơ địa (Eczema), chứng đỏ mặt (Rosacea), bệnh vảy nến
  2. Do môi trường: thường bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường như nắng, gió, nhiệt độ, ánh nắng, ô nhiễm,… 
  3. Da kích ứng: da xuất hiện các triệu chứng do sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp. Hình thành phản ứng viêm, kích ứng hay các nốt sần, mụn mủ 
  4. Da mỏng: chịu nhiều tác động từ bên trong và bên ngoài khiến da bị bào mòn theo thời gian. Những mạch máu bị vỡ dễ thấy là nền da bị đỏ, nổi mau mạch máu

Biểu hiện của làn da nhạy cảm

Nhận biết da nhạy cảm rất dễ dàng bởi những phản ứng không thể rõ ràng hơn: 

Da bị khô 

Có thể từ bệnh chàm do viêm da cơ địa khiến hàng rào da suy yếu, dễ bong tróc, thiếu ẩm. Tình trạng kéo dài khiến các tế bào bị tổn thương và quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn. 

Da dễ bị nổi mụn 

Mụn được hình thành từ 4 cơ chế. Nếu không có hàng rào bảo vệ mạnh da dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn và gây nên viêm, mụn. Đặc biệt khi thay đổi môi trường sống hay sử dụng sản phẩm mới mụn dễ hình thành và trồi lên trên bề mặt da.

Da nhạy cảm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sản sinh

Da nhạy cảm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sản sinh

Cảm giác châm chích, ngứa, rát 

Các phản ứng trên là sự “phản kháng” khi phải chịu tác động từ bên ngoài. Bạn có thể cảm nhận được sau khi rửa mặt, tiếp xúc mỹ phẩm, sau khi tẩy trang, khói bụi môi trường… 

Phản ứng mạnh với ánh nắng mặt trời 

Khi tiếp xúc với tia cực tím da xuất hiện các nốt phát ban, ửng đỏ, nóng rát,… Thời gian tiếp xúc ngắn cũng khiến da dễ đổi màu, không đều màu

Giãn mao mạch 

Mao mạch máu nhỏ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường do lớp da mỏng, hàng rào bảo vệ yếu ớt 

Cách chăm sóc da nhạy cảm 

Để lên được chu trình chăm sóc da nhạy cảm không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không phải là điều không thể. Các bước chăm da cần được tối ưu hoá nhưng đủ dưỡng chất để tế bào được “ăn” đầy đủ: 

1. Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm 

Rửa mặt để da loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn tránh để bít tắc lỗ chân lông làm da dễ nổi mụn. Kết hợp cùng tẩy tế bào chết 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giảm thiểu nguy cơ làm da xấu đi. Lưu ý không nên chọn những sản phẩm chứa AHA, BHA, thành phần tẩy da mạnh. Cần chọn những dòng sữa rửa mặt dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên để da được làm sạch nhẹ nhàng, tránh gây kích ứng. 

Sữa rửa mặt thuần chay có thể dùng được cho phụ nữ mang thai 

Sữa rửa mặt thuần chay có thể dùng được cho phụ nữ mang thai

Một gợi ý cho các nền da nhạy cảm là sữa rửa mặt Ormedic Balancing Facial Cleanser. Với 3 công dụng là làm sạch, cân bằng độ pH và nuôi dưỡng da rạng rỡ.

Góp mặt nổi bật của Cúc La Mã có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, hỗ trợ trị mụn. Trà xanh chống oxy hóa, kháng viêm và làm sạch sâu các lỗ chân lông. Cùng với chiết xuất quả nho, dầu olive giúp dưỡng da mịn màng, giảm bã nhờn cho làn da tươi trẻ hơn. Không chứa các thành phần gây hại như paraben, hương liệu, chất tạo màu,… Tuyệt đối an toàn trên các làn da mỏng yếu. Da được thanh lọc sâu, đồng thời nhận được những dưỡng chất nuôi dưỡng trở nên khỏe mạnh. 

2. Serum phục hồi

Serum được bổ sung như bước đặc trị để chữa lành làn da nhạy cảm. Để chọn được dòng serum có tính điều trị phù hợp cần xác định được nền da đang nhạy cảm thiên dầu hay thiên khô. Vì khi dùng sai hoạt chất da có thể đối mặt với tình trạng hư tổn nặng nề hơn. Với nền da nhạy cảm thiên khô cần bổ sung thêm sản phẩm có thành phần gốc dầu nhằm cấp ẩm thêm cho da. 

Một gợi ý cho bạn là Vital C Hydrating Antioxidant Ace Serum. Serum nhận được hàng triệu lượt mua trên thế giới. Chứa hàng loạt vitamin A, C, E có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. Dòng serum đạt hiệu quả cao trong chặn đứng quá trình lão hoá. Tế bào liên tục sửa chữa tổn thương để phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Kết cấu tương thích, không gây kích ứng trên nền da mỏng yếu

Kết cấu tương thích, không gây kích ứng trên nền da mỏng yếu

Với những nền da dầu sẽ cần một sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ hơn để tránh bít tắc lỗ chân lông. The Max Serum là một lựa chọn hoàn hảo cho da dầu nhạy cảm. Sự pha trộn của tổ hợp Peptide, chiết xuất thực vật của trái cây tạo ra hiệu quả “đỉnh của chóp” khi giúp da “hồi sinh” sau một thời gian ngắn sử dụng. Theo nhiều đánh giá từ người sử dụng, da được phục hồi trở nên mịn màng, hạn chế tiết dầu quá mức và trắng sáng hơn. 

Những “tinh tuý” được gói gọn chỉ trong 1 sản phẩm, phù hợp cho cả da sau laser

Những “tinh tuý” được gói gọn chỉ trong 1 sản phẩm, phù hợp cho cả da sau laser

3. Kem dưỡng da nhạy cảm 

Kem dưỡng ẩm là bước khoá lại tất cả các bước skincare trước. Đồng thời là bước bổ sung để hút nước vào da giữ cho da ẩm mịn. Những thành phần dưỡng ẩm cho da thường thấy là Glycerin, Lactic Acid, Hyaluronic, Ceramide, Peptide… Đối với làn da nhạy cảm nên ưu tiên những thành phần có chức năng làm dịu như hoa cúc hay lô hội. Tránh xa những sản phẩm có chứa cồn, hương liệu, chất tạo màu. Không nhất thiết là những dòng kem đắt tiền nhưng phải tương thích với nền da. Để làm được điều này bạn cần xem qua những biểu hiện để hiểu rõ da thuộc loại gì và cần bổ sung dưỡng chất gì. 

4. Chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm 

Nhiều bạn lo ngại việc da bị kích ứng nên bỏ qua bước sử dụng kem chống nắng. Chính tâm lý này đang “giết chết” làn da từng ngày khi phải đối diện trực tiếp với tia UV. Da không được che chắn tia UVA/ UVB dễ dàng xâm nhập phá huỷ sâu cấu trúc dưới da. Hệ quả là sự đứt gãy của collagen, elastin làm da bị lão hoá nhanh, yếu ớt hơn. Da liên tục bị mất nước do lớp lipid giữ ẩm tổn thương. 

Dù bất kỳ nguyên nhân nào cũng không được quên thoa kem chống nắng

Dù bất kỳ nguyên nhân nào cũng không được quên thoa kem chống nắng

Để chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm bạn có thể “ưu ái” chọn những dòng chống nắng vật lý. Thành phần chính là Kẽm Oxide (ZnO), Titanium Dioxide (TiO2). Thành phần hạn chế kích ứng hơn thành phần có trong kem chống nắng hoá học. Chống được các bước sóng của tia UV cần chọn chống nắng quang phổ rộng. Chỉ số SPF từ 30 trở lên và được bổ sung kèm các yếu tố chống oxy hoá sẽ là một “combo” thần thánh bảo vệ toàn vẹn cho da.

Xem thêm: 

Lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm 

Chăm sóc da nhạy cảm không đơn giản nhưng cũng không phải quá phức tạp. Những lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình hồi phục nền da “đỏng đảnh” này: 

  • Nên dùng thử mỹ phẩm mới trên một vùng da nhỏ. Trong 3 – 4 ngày nếu không thấy hiện tượng kích ứng thì hãy bôi thoa toàn mặt 
  • Chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để nuôi dưỡng da an toàn, bền bỉ 
  • Xây dựng chu trình chăm sóc da khoa học, không nôn nóng sử dụng những sản phẩm trôi nổi được quảng cáo “thần thánh” quá mức 
  • Hạn chế sử dụng các bước treatment trong giai đoạn da đang nhạy cảm 
  • Làm sạch tẩy tế bào chết nhưng không được quá lạm dụng 
  • Massage, tác động nhẹ nhàng trên da, không được chà xát quá mạnh 
  • Bổ sung thêm nước, dinh dưỡng qua đường ăn uống hàng ngày 

Lời kết 

Không bàn đến yếu tố di truyền, da có thể chuyển đổi thành da nhạy cảm do chế độ chăm sóc của chúng ta. Để có thể giữ cho da luôn trong trạng thái cân bằng, khoẻ mạnh hãy luôn bổ sung dưỡng chất hằng ngày. Bạn có thể tham khảo những dòng sản phẩm của IMAGE Skincare Việt Nam. Được điều chế bởi những chuyên gia da liễu đầu ngành, mỗi nền da sẽ luôn có sản phẩm tương thích. Dựa trên bổ sung những gì da cần, khắc phục nhược điểm, da sẽ khỏe lên từng ngày. Và đừng quên hiểu rõ về da để xây dựng routine khoa học, trả lại nền da mịn màng, căng bóng. 

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm? 

Da nhạy cảm có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên, không mong muốn nhất là yếu tố di truyền, chúng ta không thể kiểm soát được. Thứ hai, là những yếu tố tác động từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm, khí hậu,… Bên cạnh đó là sự vô ý của chúng ta trong chăm da hằng ngày. Có thể kể đến như sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, skincare không đủ hoặc lạm dụng quá nhiều treatment. Chưa kể những dòng mỹ phẩm trôi nổi, bị làm giả mà ngay cả chúng ta cũng không biết. 

Da nhạy cảm phải làm thế nào? 

Thuộc tuýp da yếu, da nhạy cảm cần được chăm sóc như “một người bệnh”. Bằng cách bổ sung những thành phần có khả năng tái tạo, phục hồi như Panthenol (B5), Glycerin, Hyaluronic Acid (HA), các loại Acid béo, Amino Acid,… Giai đoạn kích ứng nên tránh những hoạt chất mạnh và tối giản trong chu trình skincare.