Mùa đông dần đến khiến nhiều người lo lắng gặp phải tình trạng môi khô nứt nẻ và bong tróc. Lúc này lớp da bảo vệ bên ngoài bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu, viêm nhiễm. Vì thế bảo vệ và duy trì độ ẩm để môi luôn căng mọng và tươi tắn là cực kỳ cần thiết. Theo dõi bài viết sau của IMAGE Skincare để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé.
Xem thêm:
- “Giải cứu” da mặt khô, bong tróc tại nhà nhanh chóng
- Quy Trình Chăm Sóc Da Mùa Thu Cơ Bản Nhưng Toàn Diện
Các triệu chứng môi khô nứt nẻ là gì?
Môi khô nứt nẻ là tình trạng khô ráp, bong tróc đi kèm là các vết nứt. Các vết nứt này có thể xuất hiện trên bề mặt của cả môi trên và môi dưới, gây ra cảm giác đau đớn và thậm chí có thể chảy máu.
Hiện tượng môi khô không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước nghiêm trọng. Mất nước và mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến tình trạng sốc, hôn mê, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, nếu xuất hiện triệu chứng môi khô, bạn cũng cần lưu ý đến sức khỏe của mình.
Ngoài ra, đôi môi nứt nẻ còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác ảnh hưởng đến miệng, như:
– Chảy máu
– Lở loét môi
– Do virus Herpes Simplex xâm nhập
– Môi bị đỏ, nóng, sưng
Tại sao môi khô nứt nẻ?
Thời tiết khô, lạnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng môi khô nứt nẻ bong tróc. Nhưng sự thay đổi về độ ẩm và thời tiết là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, như thời tiết khô và lạnh, đôi môi dễ bị mất nước và bong tróc. Vì khi không khí có độ ẩm thấp sẽ dẫn đến hiện tượng hút ẩm ngược lại ở cả da lẫn môi.
Cơ thể bị thiếu nước
Nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến tình trạng môi khô nứt nẻ là do cơ thể đang bị mất nước. Nước không những là “chìa khoá” nuôi dưỡng làn da căng bóng mà còn duy trì đôi môi tươi tắn. Khi thời tiết lạnh, cơ thể ngừng tiết mồ hôi và hạn chế tình trạng mất nước trên cơ thể. Chính vì thế mọi người cũng sẽ ít cảm thấy khát nước hơn.
Khi lượng nước trên cơ thể bị thiếu hụt, da của chúng ta sẽ trở nên khô sần, thiếu ẩm và không được mịn màng, căng bóng. Tuy nhiên, khác với các vùng da khác, da môi cực kỳ mỏng manh và khá dễ mất nước. Do đó, dẫn đến tình trạng môi bị khô, nứt nẻ và chảy máu.
Thói quen liếm môi và bóc vảy môi
Khi môi quá khô, mọi người thường có thói quen liếm môi để giúp môi ẩm mượt trở lại. Tuy nhiên, phương pháp này không đem lại độ ẩm lâu dài cho làn môi mà còn gây tổn thương cho da môi.
Theo các chuyên gia da liễu tại Bệnh viện da liễu New York nhận định, khi liếm môi thực chất là bạn đang phủ một lớp hồ mỏng chứa Enzyme Amylase lên bề mặt môi. Ban đầu môi có vẻ ẩm mịn và căng mọng. Nhưng ngay sau đó, khi lớp dưỡng chất này biến mất, môi sẽ trở nên vô cùng khô và thô ráp.
Thói quen thở bằng miệng
Theo các chuyên gia, thói quen thở bằng miệng sẽ khiến môi bị khô. Được biết không khí khi đi qua miệng sẽ làm bay hơi ẩm trên môi. Những người hay thở bằng miệng là do nghẹt mũi hoặc viêm mũi dị ứng. Vì thế, nếu bạn đang có thói quen thở bằng miệng thì nên hạn chế nhé.
Một số bệnh lý trong cơ thể
Bạn có để ý rằng, khi chúng ta bị bệnh thì dấu hiệu nhận biết đầu tiên là đôi môi khô nứt nẻ hay không? Điều này bởi vì một số tác dụng phụ của thuốc trị bệnh sẽ làm môi bị khô. Một số loại thuốc có thể gây khô môi như: viên uống bổ sung Vitamin A, Lithium (thuốc trị rối loạn lưỡng cực), các thuốc hóa trị, thuốc kháng Histamin,…
Cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả tại nhà
Vậy khi bị môi khô nứt nẻ phải làm sao? Son dưỡng ORMEDIC Balancing Lip Enhancement Complex chính là một giải pháp hoàn hảo. Đây là cứu tinh cho những đôi môi khô nứt nẻ và bong tróc. Son dưỡng giúp đôi môi của bạn được mềm mịn và căng bóng hơn. Bảo vệ và chăm sóc đôi môi ngày càng hồng hào, căng mọng quyến rũ. Nhờ những thành phần từ thiên nhiên như:
– Dầu bơ hữu cơ: Có chứa các axit béo cần thiết, đây là loại dầu dưỡng làm mềm da hiệu quả
– Vitamin E: Chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng và tái tạo da
– Palmitoyl Tripeptide-1: Là một phức hợp peptide giúp sửa chữa những tổn thương và củng cố các yếu tố bảo vệ da
Cách ngăn ngừa môi khô nứt nẻ bong tróc
Dưỡng đủ ẩm cho môi là một bước cần thiết trong những cách để ngăn ngừa môi khô quá mức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số giải pháp sau để giữ cho môi không bị khô:
– Không liếm môi: Hành động liếm môi sẽ khiến tình trạng khô môi nứt nẻ trở nên khô trầm trọng hơn.
– Uống đủ nước: Cấp nước và giữ ẩm cho môi luôn căng mọng, mướt mịn
– Không sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có chứa thành phần kích ứng: Nhiều sản phẩm dưỡng môi có chứa các chất làm khô môi như hương liệu, cồn,…
– Thở bằng mũi: Thói quen thở bằng miệng có thể khiến môi bị khô. Do đó, bạn nên hạn chế thói quen này. Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi hoặc viêm xoang, dị ứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
- Chuyên gia gợi ý sữa rửa mặt dưỡng ẩm cho mùa đông hanh khô
- 5 thành phần “cần có” trong kem dưỡng ẩm cho da mùa hanh khô
Kết luận
Da môi mỏng hơn nhiều vùng da khác trên cơ thể. Vì thế khi môi tiếp xúc với các tác nhân có hại và thời tiết cực đoan mà không được chăm sóc sẽ dễ bị khô, nứt nẻ và bong tróc. Thậm chí có thể chảy máu, đau đớn và khó chịu. Hy vọng thông qua bài viết trên của IMAGE Skincare, bạn đã biết được những nguyên nhân chính gây ra tình trạng môi khô nứt nẻ và sản phẩm phù hợp để điều trị tình trạng này. Tránh để môi khô hơn, mang lại đôi môi căng mọng và tươi tắn.