Trước khi phát hiện trị nám đa cơ chế cùng TRANEXAMIC ACID, Hydroquinone được xem là thần dược cho làn da nám, Tuy nhiên Hydroquinone vốn là con dao hai lưỡi với những mối lo ngại về nguy hiểm nghiêm trọng khi sử dụng đã dẫn đến việc cấm Hydroquinone trong thành phần mỹ phẩm chăm sóc da. Điển hình là Liên minh Châu Âu, đã ban hành quy định (Regulation (EC) No 1223/2009) không cho phép sử dụng Hydroquinone trong mỹ phẩm và chỉ giới hạn ở nồng độ 0.02% trong các sản phẩm chăm sóc móng. FDA của mỹ cũng khuyến cáo người dùng hạn chế nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
Hiểu được vấn đề đó, chuyên gia nghiên cứu của các hãng làm đẹp toàn cầu bước vào cuộc đua cho hành trình “chân lý trắng sáng cho làn da” và phát hiện hợp chất vốn dĩ gần gũi với mọi người, đó chính là Tranexamic Acid (TXA) – hợp chất mới để điều trị nám an toàn và hiệu quả. Với độ hot gần như tuyệt đối về cơ chế trị nám cùng những lợi ích khác mang lại. Trong bài viết dưới đây, IMAGE Skincare xin chia sẻ thêm về thành phần Tranexamic Acid (TXA), đặc biệt là sản phẩm ILUMA INTENSE FACIAL ILLUMINATIOR có gì. Cùng theo dõi nhé!
TRỊ NÁM ĐA CƠ CHẾ CÙNG TRANEXAMIC ACID LÀM ỨC CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA PLASMIN:
Khi tiếp xúc với tia cực tím, các tế bào sừng tăng hoạt hóa sản xuất Plasminogen. Tranexamic Acid ngăn chặn việc chuyển đổi plasmin thông qua việc tạo ra phức hợp đảo ngược với plasminogen. Tranexamic Acid cũng ngăn cản sự gắn kết của plasminogen với các tế bào sừng, từ đó ức chế hoạt động của plasmin trong các tế bào.
TRỊ NÁM ĐA CƠ CHẾ CÙNG TRANEXAMIC ACID LÀM GIẢM SẢN XUẤT CỦA PROSTAGLANDIN.
Sau khi tiếp xúc với tia cực tím, các tế bào sừng sẽ phóng thích prostaglandin. Prostaglandin hoạt hóa các đường truyền tín hiệu liên quan đến sự tăng trưởng, sư biệt hóa và chết theo chương trình của các tế bào sắc tố thông qua sự hình thành các nhánh trong tế bào sắc tố và tác động lên mentyrosine. Do đó, khi TXA ức chế việc sản xuất prostaglandin sẽ làm giảm hoạt động của men tyrosine.
TRỊ NÁM ĐA CƠ CHẾ CÙNG TRANEXAMIC ACID LÀM GIẢM SỰ HÌNH THÀNH MẠCH MÁU
Tia cực tím kích thích sản xuất các yếu tố mao mạch như yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu ( VEGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản ( bFGF) và interleukin – 8.
VEGF tương tác với các thụ thể của chúng có trong tế bào sừng, giải phóng các chất chuyển hóa acid Arachidonic và plasminogen từ các mạch máu tăng sinh. TRANEXAMIC ACID tác động lên các thành phần mạch máu của da và có vai trò trong điều trị nám má thông qua cơ chế này. Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng bFGF cũng tác động lên việc hình thành và tăng sinh các mạch máu và tăng trưởng của các tế bào sắc tố. Tranexamic Acid tác động gián tiếp đến việc sản xuất bFGF thông qua ức chế hoạt động của plasmin. Plasmin có vai trò quan trong trong việc giải phóng bFGF.
Tranexamic acid trong ILUMINATOR ngoài việc điều trị chứng rối loạn sắc tố san thương điển hình là nám má ra thì còn củng cố, làm săn chắc thành mạch, giúp giảm kích thước và số lượng mạch máu.
Vậy trường hợp nào chúng ta nên đưa tranexamic acid vào phác đồ điều trị? Làm sao chúng ta sẽ thực sự biết chính xác khi phân loại nám của bệnh nhân là loại tăng sinh mạch máu hay không tăng sinh mạch máu.
Công thức chung của chúng ta là: Điều trị nám có tăng sinh mạch máu = điều trị nám không có tăng sinh mạch máu + tranexamic acid.
Trong một nghiên cứu cho thấy: Massimo đã tiến hành đánh giá hiệu quả của kem bôi A và B ( giống nhau về thành phần, chỉ khác là kem B có thêm tranexamic acid). 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành ba nhóm A, B, C và lần lượt được điều trị bởi kem bôi A, B và kem giả dược, 2 lần mỗi ngày trong 10 tuần.
Kết cho thấy điểm MASI của bệnh nhân nhóm A và B cải thiện đáng kể so với nhóm C (p> 0.05). Trong đó, những bệnh nhân có tăng sinh mạch máu ở nhóm B có mức độ cải thiện tốt hơn so với các bệnh nhân không có tăng sinh mạch máu. (Dermatol Ther. 2020 May;33(3):e13300. doi: 10.1111/dth.13300. Epub 2020 Mar 22. PMID: 32157765.)
Ngoài tiếp cận điều trị nám theo phân loại mô học, chúng ta nên lưu ý đến yếu tố mạch máu trong quá trình điều trị để quyết định đưa tranexamic acid vào phác đồ điều trị nám, nhằm tăng hiệu quả điều trị.