Cháy nắng làm tổn thương da bạn theo nhiều cách. Mối nguy hiểm này vượt xa bất kỳ cơn đau, mẩn đỏ hay khó chịu ngắn hạn nào, bởi sau khi vết cháy nắng mờ đi, tổn thương lâu dài vẫn còn. Cháy nắng làm tăng tốc độ lão hóa da và là nguyên nhân hàng đầu trong phần lớn các trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy, khối u ác tính hay dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Da bị cháy nắng là một tin xấu, song tin tốt là bạn hoàn có thể phục hồi da bị cháy nắng. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của IMAGE Skincare để tham khảo cách phục hồi da bị cháy nắng nhé!
Da bị cháy nắng là gì?
Da bị cháy nắng là phản ứng viêm của da khi tiếp xúc nhiều với tia UV(cực tím) từ mặt trời. Tia UV từ các nguồn nhân tạo như giường tắm nắng cũng có thể làm bỏng da bạn.
Da bị bỏng nắng chính là một vết bỏng bức xạ cho làn da của bạn. Cháy nắng nhiều lần có thể dẫn đến hiện tượng lão hóa da sớm (nếp nhăn, đường nhăn).
Thêm vào đó, khi DNA trong cơ thể bị phá hỏng, cơ thể không kịp sửa chữa nhiều lần theo thời gian, dẫn đến ung thư da.
Khi da bị cháy nắng, làn da bắt đầu chuyển sang hồng hoặc đỏ và có cảm giác đau, rát. Nếu vết bỏng nghiêm trọng, có thể bị sưng tấy và nổi mụn nước. Hơn nữa, đôi lúc bạn có cảm giác sốt, buồn nôn, nhức đầu và luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vài ngày sau đó, da bạn sẽ bắt đầu bong tróc và ngứa do cơ thể đang cố gắng loại bỏ các tế bào tổn thương do ánh nắng mặt trời. Đó là dấu hiệu nhận biết da bị bỏng nắng.
Xem thêm:
- Dị ứng kem chống nắng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả
- Tia UVA và tia UVB là gì? Cách chọn kem chống nắng khỏi tia UV
Nguyên nhân da bị bỏng nắng?
Bất chấp những lời cảnh báo cho sức khỏe về tác hại của ánh nắng mặt trời, nhiều người vẫn để làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và tia UV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến da bị cháy nắng. Trong khi, tia UVA là bước sóng ánh sáng có thể thâm nhập vào các lớp sâu của da và dẫn đến tổn thương da theo thời gian. Còn UVB là bước sóng ánh sáng tấn công trực tiếp tầng biểu bì da và gây cháy nắng trực tiếp.
Đồng thời, ánh nắng tia cực tím cũng làm hỏng các tế bào da. Hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách tăng lưu lượng máu đến những khu vực bị ảnh hưởng, tạo nên các hiện tượng viêm (ban đỏ), được gọi là cháy nắng. Bạn cũng có thể bị cháy nắng vào những ngày mát mẻ hoặc nhiều mây. Hay các bề mặt như nước, cát và tuyết cũng có thể phản xạ tia UV và làm bỏng da.
Khả năng da bị cháy nắng sạm đen tăng lên tùy thuộc vào:
- Lượng thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Cường độ của tia UV, bị ảnh hưởng bởi thời gian bên ngoài, độ che phủ của mấy, độ cao và độ gần với đường xích đạo,
- Một số loại thuốc kháng sinh bạn đang dùng như doxycycline và bactrim, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), retinoid.
- Sự suy giảm tầng ozon, tùy thuộc vào nơi bạn đang sống trên thế giới.
- Loại da và sắc tố da bao gồm sạm da, tuy nhiên ai cũng có nguy cơ bị cháy nắng.
Có thể “đảo ngược” tình trạng da bị cháy nắng bằng cách nào?
Không có cách nào điều trị cháy nắng ngay lập tức, song thời gian có thể chữa lành các tổn thương do từ cháy nắng gây ra. Dưới đây, IMAGE Skincare sẽ hướng dẫn đến bạn một số cách phục hồi da bị cháy nắng:
Giảm nhiệt độ da
Khi cảm nhận bản thân đang có các dấu hiệu cháy nắng, ngay lập tức ra khỏi khu vực có ánh nắng mặt trời và làm mát da. Hạ nhiệt độ bằng cách chườm lạnh như khăn ướt hoặc khăn lau, đặt nó lên vết bỏng cho đến khi bạn cảm thấy mát hơn khi chạm vào.
Dưỡng ẩm
Trong khi da bạn còn ướt, hãy thoa kem dưỡng ẩm để chống lại tình trạng da khô. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không chứa cồn, có thể chứa vitamin E hay lô hội. Thoa kem dưỡng ẩm cả ngày để giữ ẩm cho da.
Da bị cháy nắng bôi gì? Đây là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, do đó nhân đây IMAGE Skincare giới thiệu đến bạn kem dưỡng da phục hồi The MAX Crème. Công thức độc quyền cao cấp hàng đầu Hoa Kỳ, The MAX Crème sở hữu tính năng sữa chữa, nuôi dưỡng chuyên sâu cho làn da. Với phức hợp các peptide hiệu chỉnh thúc đẩy độ săn chắc của da và các thành phần photosomes, roxisomes hỗ trợ khôi phục DNA bị phá hủy bởi oxy hóa và giảm thương tổn từ ánh nắng mặt trời gây ra.
Uống nhiều nước
Các vết cháy nắng hút chất lỏng từ các bộ phận khác trên cơ thể lên da, khiến bạn nhanh chóng bị mất nước. Đó là lý do tại sao nên uống nhiều nước, bởi nó ngăn chặn tình trạng mất nước.
Sử dụng thuốc giảm viêm
Nếu muốn an toàn cho làn da, bạn có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin khi có các dấu hiệu đầu tiên của cháy nắng nhằm giảm bớt sự khó chịu và viêm nhiễm. Bạn cũng có thể dùng kem cortisone 1% không kê đơn theo chỉ dẫn trong một vài ngày để làm dịu mẩn đỏ và sưng tấy. Ngoài ra, nha đam cũng được coi là một phương pháp an toàn làm dịu vết bỏng.
Không chạm vào các vết phồng rộp
Nếu da của bạn bị phồng rộng, hãy để vết phồng rộp tự lành. Da phồng rộp có nghĩa là bạn đang bị cháy nắng cấp độ hai. Bạn không nên làm vỡ mụn nước vì mụn nước hình thành để giúp da mau lành và bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
Xem thêm:
- Đánh giá top 3 kem chống nắng nâng tone tốt nhất của IMAGE Skincare
- Review kem chống nắng chống ánh sáng xanh bảo vệ làn da hiệu quả
Làm thế nào để ngăn ngừa da bị bỏng nắng?
Một trong những cách để tránh bị cháy nắng chính là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và thực hiện các bước để bảo vệ làn da. Sau đây là một số cách ngăn ngừa hiện tượng cháy nắng:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều: Đây là khoảng thời gian tia nắng mặt trời mạnh nhất trong ngày, do đó hạn chế hoạt động ngoài trời ở thời điểm này.
- Sử dụng kem chống nắng hằng ngày: Chọn kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF thấp nhất là 30, dùng ngay cả những ngày nhiều mây hay âm u. Thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài và apply kem chống nắng sau mỗi hai giờ hay thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi. Tham khảo kem chống nắng PREVENTION+ Daily Hydrating Moisturizer SPF30 và PREVENTION+ Daily Ultimate Protection Moisturizer SPF50 của IMAGE Skincare.
- Tránh tắm nắng và hạn chế sử dụng giường tắm nắng bởi nó có khả năng sản xuất ra các bức xạ UV, gây sạm da, cháy da.
Mặc dù da bị cháy nắng có vẻ như là tình trạng tạm thời, nhưng cháy nắng là kết quả của việc da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) của mặt trời, gây ra các tổn thương lâu dài cho da. Ở bài viết trên, IMAGE Skincare đã chỉ ra một số cách phục hồi da cháy nắng, chúc bạn sớm lấy lại làn da trắng sáng, rạng rỡ!
Câu hỏi thường gặp?
Da bị cháy nắng có phục hồi được không? Da cháy nắng bao lâu thì hết?
Da bị cháy nắng có thể phục hồi được. Da bị bỏng nắng thường tự biến mất trong vài ngày đến một tuần hay tùy thuộc vào mức độ cháy nắng nó sẽ kéo dài lâu hơn.
Ai có nguy cơ bị cháy nắng?
Tất cả mọi người tiếp xúc với tia UV đều có nguy cơ bị cháy nắng, tuy nhiên một số trường hợp da dễ bị cháy nắng như:
- Bạn có làn da nhợt nhạt, trắng hoặc nâu nhạt.
- Bạn có tàn nhang hoặc tóc đỏ, vàng.
- Bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da.
- Bạn dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời, nguy cơ bị cháy nắng hay ung thư da cao nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Có bao nhiêu loại cháy nắng?
Cháy nắng được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương da. Hai loại cháy nắng phổ biến nhất bao gồm:
- Cháy nắng cấp độ một: Tổn thương lớp ngoài cùng của da. Điều này tự lành thương trong vài ngày đến một tuần.
- Cháy nắng cấp độ hai: Tổn thương lớp bên trong của da (lớp hạ bì). Điều này gây ra phồng rộp, có thể mất đến vài tuần để chữa trị.
Những trường hợp rất hiếm, nhiều người sẽ gặp cháy nắng cấp độ ba:
- Tổn thương trầm trọng đến tất cả lớp da, bao gồm lớp mỡ bên dưới da.
- Phá hủy các đầu dây thần kinh.
- Cần điều trị khẩn cấp.