Có thể nói mụn là một loại bệnh mãn tính có thể “đeo bám” chúng ta lâu dài. Điều trị như nặn mụn thì có thể loại bỏ nốt mụn có thể nhìn thấy được. Còn chăm da sau nặn mụn lại là giai đoạn phục hồi nốt mụn và ngăn chặn khả năng mụn có thể tái phát. Nhưng theo nhiều trường hợp lại chưa chú trọng quan tâm khiến mụn dễ tái phát, để lại thâm, sẹo,… IMAGE Skincare sẽ mách bạn các cách chăm sóc đúng cách qua bài viết sau.
Xem thêm:
- “Tất Tần Tật” Những Điều Cần Biết Về Nổi Mụn Tuổi Dậy Thì
- Ánh Sáng Xanh Đang Tàn Phá Làn Da Như Thế Nào?
Vì sao cần chăm da sau nặn mụn?
Mụn là một loại bệnh mãn tính, chúng có thể xuất hiện bất cứ khi nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Và khi bị mụn thì không có cách nào khác phải nặn mụn, lấy nhân mụn. Nếu không loại bỏ khỏi da, chúng sẽ yên vị ở mãi vị trí đó. Các sản phẩm bôi thoa đều sẽ vô tác dụng và khiến cho vùng da đó không thể tiếp nhận dưỡng chất. Nhưng sau khi lấy mụn thì nhiều người lại bị mụn nặng hơn hoặc nốt thâm không biến mất. Phản ánh chế độ chăm da sau nặn mụn vô cùng quan trọng. Những trường hợp thường được bắt gặp từ việc chăm da không đúng cách có:
– Mụn mọc nghiêm trọng hơn tại các vị trí đã lấy nhân mụn hoặc các vùng da xung quanh
– Thâm mụn như thâm đen hay thâm đỏ do quá trình tăng sắc tố da
– Hình thành sẹo mụn hay còn gọi là sẹo rỗ khiến bề mặt da bị lõm, gồ ghề
– Nhiễm trùng thường sẽ ít phổ biến hơn những trường hợp còn lại nhưng vẫn có nguy cơ gặp phải
Như bạn đã biết, khi lấy cồi mụn thì sẽ để lại một khoảng trống. Vi khuẩn sẽ dễ dàng phát hiện và “trú ngụ”. Nếu không tuân thủ các kỹ thuật chăm sóc và có hoạt chất hỗ trợ kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển. Sau đây là tất cả những “hành trang” bạn cần chuẩn bị để hỗ trợ hồi phục sau nặn mụn.
Các lưu ý cần thực hiện sau khi nặn mụn
Vốn dĩ da mụn đã là nền da khá nhạy cảm, sau khi nặn mụn lại càng trở nên yếu ớt hơn. Từ những tác động nhỏ thì đều có thể khiến da chịu tổn thương. Đồng thời, khi nặn chúng ta không thể hoàn toàn loại sạch tất cả các nhân mụn dưới da. Vì sẽ có những nhân mụn “chưa chín”, chưa gôm còi. Nếu tác động chúng sẽ viêm nặng hơn và có thể lay lan sang những vùng da khác.
Chăm da sau nặn mụn sẽ cần thực hiện khoa học để loại bỏ các nguy cơ tiềm tàng này. Sau đây sẽ là các nguyên tắc cần tuân thủ giúp vết thương mau lành và hạn chế nốt mụn để lại “vết tích”:
1. Làm dịu da ngăn các biểu hiện sưng viêm, ửng đỏ bằng các loại mặt nạ làm lành
2. Hạn chế đi ra ngoài hạn chế tác động từ môi trường
3. Không dùng tay chạm vào mặt
4. Không ăn đồ cay, nóng, dầu mỡ. Tránh ăn các loại thức ăn có thể hình thành vết thâm
5. Tạm ngưng trang điểm để da có thời gian hồi phục
6. Sử dụng kem chống nắng phù hợp, ưu tiên kem chống nắng vật lý
7. Dùng các sản phẩm bôi thoa có khả năng làm dịu, làm lành
8. Không xông hơi trong ít nhất 1 ngày đầu
9. Không sử dụng các sản phẩm có hạt scrub
10. Bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn hằng ngày và uống nhiều nước
Hướng dẫn chăm da sau nặn mụn
Thời gian 3 ngày đầu sau khi lấy mụn sẽ quyết định phần lớn khả năng hồi phục vết thương. Đặc biệt khi bạn nặn mụn tại nhà thì càng phải chú ý hơn. Nếu nặn mụn tại spa bạn sẽ được thực hiện đầy đủ các bước phục hồi như đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng, liệu pháp ánh sáng. Tuy nhiên, cả hai trường hợp đều phải thực hiện nghiêm ngặt các bước chăm da sau nặn mụn. Trong thời điểm này sẽ cần tối giản trong quy trình chăm sóc. Chỉ cần 3 bước là làm sạch, serum và kem dưỡng. Và vào ban ngày không thể thiếu các sản phẩm chống nắng bảo vệ. Vây quy trình 3 bước sẽ được thực hiện theo những tiêu chí như thế nào?
1. Làm sạch da sau khi nặn mụn
Chăm da sau nặn mụn thường sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo sự nhẹ dịu. Nhưng khi tiếp xúc với môi trường khói bụi như hiện nay thì khó lòng có thể làm sạch sâu. Giải pháp được đưa ra chính là lựa chọn những dòng sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên. Hạn chế các hoạt chất mạnh có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, đảm bảo lỗ chân lông thông thoáng, tránh tích tụ bụi bẩn, dầu thừa làm tái phát mụn. Ormedic Balancing Facial Cleanser với kết cấu dạng gel sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn. Tích hợp 3 tính năng trong: tẩy trang, làm sạch da và cân bằng độ pH.
Thành phần đã được nghiên cứu có khả năng làm dịu da. Được sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, cho con bú nên có thể yên tâm về độ lành tính. Những khách hàng đã trải nghiệm đều cảm nhận da được làm sạch, thông thoáng lỗ chân lông, trở nên mát và ẩm hơn mà không gây cảm giác khô căng. Các thành phần nổi bật phải kể như:
– Chiết xuất nha đam
– Chiết xuất quả nho
– Hyaluronic Acid (HA)
– Chiết xuất hoa cúc La mã
Sản phẩm được tin dùng tại nhiều phòng khám trong các liệu trình xâm lấn thẩm mỹ, peel. Có thể massage nhẹ nhàng cả sáng và tối để da luôn được sạch sẽ. Nếu có sử dụng kèm theo tẩy trang bạn nên tránh sử dụng dầu tẩy trang. Vì quá trình nhũ hoá nhiều bước sẽ dễ làm da bị khô, kích ứng.
2. Serum phục hồi da
Serum là bước dưỡng da mang tính đặc trị trong cả routine chăm da sau nặn mụn lẫn thường ngày. Được điều chế với nhiều tinh chất sẽ giúp da giải quyết nhiều vấn đề. Đối với nền da nhạy cảm sau điều trị sẽ cần những hoạt chất có công dụng tái tạo. Bằng cách cung cấp năng lượng cho tế bào để nó thực hiện quá trình chữa lành nhanh hơn. Ormedic Balancing Antioxidant Serum là lựa chọn hoàn hảo để hỗ trợ quá trình phục hồi da cho bạn.
Được tin dùng trong các liệu trình điều trị da chuyên nghiệp lẫn các nền da nhiễm corticoid. Sự kết hợp “thần thánh” được thể hiện trong các thành phần:
– Mận Kakadu: cung cấp nguồn Vitamin C tuyệt vời có lợi ích chống oxy hóa cao
– Haberlea rhodopensis: bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường
– Citric Acid: chống oxy hóa, làm sáng và làm mờ các đốm nâu
– Chiết xuất lô hội: chữa lành vết thương và tái tạo da
– Chiết xuất nghệ: chống viêm và đẩy nhanh quá trình lành vết thương, làm diệu các lỗ chân lông, khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên của làn da
Công thức còn là tổ hợp có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng da cao từ các thành phần kết hợp. Nên thoa tinh chất khi nền da đang còn ẩm để chúng có thể hút nước ngược vào dưới ta tăng cường độ ẩm mịn. Được khuyến cáo sử dụng hàng ngày giúp da khỏe, tươi tắn và làm chậm quá trình lão hoá.
3. Kem dưỡng da mụn
Sử dụng serum chắc chắn bạn không thể bỏ qua bước kem dưỡng. Vì cấu tạo “dễ bốc hơi” nên bước kem dưỡng sẽ “khóa” lại dưỡng chất cho chúng “yên vị” nuôi dưỡng da. Nhưng đối với nền da dầu mụn sẽ thật khó để tìm được sản phẩm phù hợp. Đây lại còn là nền da sau khi chịu tổn thương lại càng khó khăn hơn. Lựa chọn không tốt sẽ khiến da dễ bít tắc, kích ứng và nốt mụn sưng viêm hơn. Clear Cell Clarifying Repair Creme sẽ giải quyết tất cả nỗi lo cho bạn.
Cấu tạo dạng gel – creme mỏng nhẹ, dễ dàng thẩm thấu trên nền da nhờn mụn. Với sự kết hợp độc đáo từ Acid Salicylic, Bakuchiol (được ví như một loại Retinol thực vật không gây bong tróc). Tác động trực tiếp lên tuyến bã nhờn để cản trở quá trình tiết dầu. Song song, đi sâu làm sạch lỗ chân lông giúp loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn ngăn chặn mụn hình thành từ gốc rễ.
Ceramide và Squalane đồng thời cung cấp ẩm cho tầng trung bì và thượng bì. Hàng rào bảo vệ da được khôi phục, giảm các tổn thương từ phản ứng viêm. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo kết thúc quy trình chăm da sau nặn mụn. Dòng kem dưỡng còn có thể sử dụng hàng ngày để xây dựng hàng rào lipid vững chắc. Nuôi dưỡng làn da trở nên tươi sáng, rạng rỡ, giảm thâm mụn và trở nên mọng nước hơn.
Da sau nặn mụn nên dùng kem chống nắng không?
Buổi đêm, các bước dưỡng sẽ giúp tái tạo, nuôi dưỡng cho da nhanh lành thương hơn. Ban ngày, bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng để bảo vệ các tế bào yếu ớt khỏi tia UV. Đối với những nền da dầu mụn kem chống nắng vật lý phù hợp hơn chống nắng hoá học. Vì theo nguyên lý, chống nắng hoá học sẽ hấp thụ các tia UV. Sử dụng các hoạt chất sẵn có để phân giải tác hại của tia cực tím. Lý do đó có thể khiến da mỏng yếu dễ bị kích ứng và nổi mụn nhiều hơn. Với dòng chống nắng vật lý sẽ tạo ra lớp màn trên bề mặt da để ngăn trở trước khi ánh nắng làm hại da.
Bạn có thể lựa chọn chống nắng MD Restoring Daile Defense Moisturizer. Nhờ chứa thành phần ATP (AdenosineTriphosphate) giúp mang năng lượng, chữa lành vết thương. Phù hợp da điều trị cao, da xâm lấn, nhạy cảm, da sau nặn mụn. Kem chống nắng tạo nên lá chắn bảo vệ da toàn diện trước tia UVA/ UVB và HEV (ánh sáng xanh). Được bổ sung kèm Sodium Hyaluronate sẽ hỗ trợ cấp ẩm, nuôi dưỡng làn da tổn thương.
Xem thêm:
Làm gì để mụn không mọc trở lại?
Mụn thật sự là một “kẻ tàn ác” làm cho da trở nên kém sắc, ngăn trở sự tỏa sáng của khuôn mặt. Chăm da sau nặn mụn chỉ là một công đoạn nhỏ trong suốt hành trình tìm lại làn da láng mịn. Bên cạnh những cách skincare buộc phải có trên, bạn hãy lưu ý thêm những cách chăm sóc sau để ngăn chặn cơ chế hình thành mụn:
1. Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, không rửa mặt quá 2 lần ngày
2. Tẩy tế bào chết từ 2 – 3 lần/ tuần, tránh các sản phẩm có hạt scrub to
3. Giữ đủ ẩm trên da bằng những hoạt chất phù hợp
4. Quan tâm hơn bảng thành phần sản phẩm. Hạn chế lựa chọn các sản phẩm chứa hương liệu, Paraben, cồn, silicone,…
5. Không sử dụng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc được “thần thánh hoá”
6. Nếu không cần thiết thì nên hạn chế trang điểm
7. Vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ như chăn, ga, gối, nệm
8. Không để tóc hay các sản phẩm chăm sóc tóc dính lên mặt
9. Tránh dùng tay chạm lên mặt nếu không muốn mời vi khuẩn đến “làm khách”
10. Dùng sản phẩm chống nắng dù trời nắng hay trời mưa hay đang ở trong nhà
11. Bổ sung dinh dưỡng, vitamin qua chế độ ăn hằng ngày. Uống nhiều nước để da tăng cường trao đổi chất
12. Không ăn quá nhiều đường, chất kích thích
13. Tập thể dục hàng ngày giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn
14. Duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, để tâm trạng thoải mái, ngủ đủ giấc
15. Không tự ý nặn mụn
Lời kết
Chế độ chăm da sau nặn mụn không khó cũng không dễ. IMAGE Skincare đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm đơn giản nhưng thiết thực nhất. Chú ý theo đúng những thông tin trên thì quá trình lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn. Hạn chế để lại các di chứng như thâm, sẹo khiến da xấu xí. Và đừng quên duy trì các thói quen lành mạnh hàng ngày để các tế bào dưới da luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Chống lại các yếu tố gây hại đang “trực chờ” làm hại da.